Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7, Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết
định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới
giai đoạn 2010-2015. Sau 5 năm thực hiện Chương trình đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận. Diện mạo nông thôn cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng có
nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có một số bất cập, một
số nội dung, tiêu chí chưa phù hợp, tình trạng nợ đọng còn nhiều,... Để triển
khai giai đoạn 2016-2020 được tốt hợp, hiệu quả hơn. Thủ tướng Chính phủ đã
Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ
trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số
1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu
chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 cùng nhiều văn bản
hướng dẫn thực hiện Chương trình khác.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 20106–
2020 đã đi đến giai đoạn kết thúc, UBND tỉnh quyết định công nhận trong năm 2019 toàn tỉnh có 47 xã đạt chuẩn
NTM, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 HĐND tỉnh giao là 27, năm 2020 đến thời
điểm này đã công nhận 01 xã; nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh lên 266
xã, đạt gần 61,5%. Có 04 đơn vị cấp huyện: Thị xã Thái Hoà, thành phố
Vinh, huyện Nam Đàn và huyện Yên Thành hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn
mới (trong đó thành phố Vinh và huyện Nam Đàn đạt chuẩn NTM trong giai đoạn
2016-2018), có 50 thôn bản đạt thôn bản NTM. Tiêu chí bình quân/xã toàn tỉnh là
15,37 tiêu chí/xã, tăng 3,1 tiêu chí/xã so với cuối năm 2015, gần 300 xã cơ bản
đạt tiêu chí môi trường.
Năm 2018 đã tổ chức tốt cuộc thi “xã nông thôn mới đẹp và thôn, bản nông
thôn mới đẹp năm 2018” theo chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy. Cuộc thi là đợt
tuyên truyền sâu rộng, thi đua làm đẹp trong xây dựng nông thôn mới ở các địa
phương. Cuộc thi đã phát hiện, tôn vinh những xã, thôn, bản tiêu biểu trong
phong trào xây dựng nông thôn mới, tạo động lực cho phong trào xây dựng Nông
thôn mới ngày càng rộng khắp, đi vào chiều sâu, làm cho Nông thôn ngày càng
giàu hơn, đẹp hơn.
Các xã về đích nông thôn mới và các đơn vị cấp huyện hoàn thành mục đích
xây dựng nông thôn mới đều đạt được các yêu cầu chỉ tiêu mà tiêu chí 17 (Tiêu
chí Môi trường và an toàn thực phẩm) đưa ra. Công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng
bảo vệ môi trường đã được quan tâm, các xã hầu như đã có Đề án bảo vệ môi trường
nông thôn để từ đó thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn. Rác
thải, nước thải được thu gom xử lý, các xã đều có tổ đội thu gom hoặc đơn vị dịch
vụ thu gom rác thải. Các tuyến đường được quy hoạch và trồng cây xanh, đường
hoa, thường xuyên nạo vét, khơi thông mương tiêu thoát. Các tổ chức chính trị
xã hội trên địa bàn đã vào cuộc và tạo ra một phong trào xây dựng nông thôn mới
nói chung và phong trào bảo vệ môi trường nói riêng sôi nổi và hiệu quả. Các xã
đã đạt nông thôn mới có một bộ mặt, một hình ảnh khác hẳn so với xưa cũ, đến
đâu cũng thấy sạch hơn, xanh hơn và đẹp hơn. Đó là sự tự hào và cũng là sự cố gắng
nỗ lực của chính quyền và bà con nhân dân địa phương.
Mục tiêu của Nghệ An đến năm 2020 có 61,5% xã; 4 đơn vị cấp huyện hoàn
thành nhiệm vụ đạt chuẩn NTM; có ít nhất 100 - 120 thôn bản thuộc vùng miền núi
đạt chuẩn NTM; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án huyện NTM kiểu mẫu Nam
Đàn và Đề án xây dựng NTM trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới.
1. Các loại hình hoạt động chủ yếu gây
ô nhiễm môi trường nông thôn
- Rác thải nông thôn
Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh có 21 bãi xử lý rác thải nông thôn. Trong đó: Có 03 bãi được xử lý đảm bảo
vệ sinh môi trường gồm: Khu xử lý chất thải rắn Nghi Yên (xử lý cho Thành phố
Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Hưng Nguyên), Bãi xử lý rác Ngọc Sơn (cho
Quỳnh Lưu và Hoàng Mai), Bãi rác thải thị xã Thái Hòa; Có 06 bãi rác đang xây
dựng dự kiến năm 2017 đi vào hoạt động (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Con
Cuông, Hoàng Mai, Nam Đàn); Các bãi rác của các huyện còn lại là chôn lấp và
đốt tự phát không hợp vệ sinh môi trường.
-
Làng nghề
Tính đến hết năm 2014,
toàn tỉnh có 133 làng nghề, với cơ cấu ngành nghề như: nghề mây tre đan: 43
làng, nghề chế biến lương thực, thực phẩm: 23 làng, nghề chế biến hải sản: 10
làng,…. Trong đó, huyện Quỳnh Lưu 27 làng, Nghi Lộc 22 làng, Diễn Châu 20 làng,
Yên Thành 12 làng, Thanh Chương 8 làng, TP Vinh 7 làng, Quỳ Châu 7 làng, Hưng Nguyên
5 làng, TX Cửa Lò 5 làng, Đô Lương 4 làng, Nam Đàn 4 làng, TX Thái Hòa 2 làng,
Nghĩa Đàn 2 làng, TX Hoàng Mai 2 làng, Kỳ Sơn 2 làng, Quế Phong 2 làng, Tân Kỳ
1 làng, Anh Sơn 1 làng.
Chất thải ở hầu hết các
làng nghề chưa được thu gom và xử lý hoặc xử lý sơ sài gây tác động xấu tới
cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Chất thải
rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát
sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng về số lượng,
chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần, có thế thấy
rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phần chính như: phế phụ phẩm từ
chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy tinh, nhựa. nilon, vỏ bao big đựng
nguyên vật liệu, gỗ,….
-
Chăn nuôi
Nghệ An là tỉnh có tổng đàn trâu, bò lớn nhất cả nước, tổng đàn lợn đứng
thứ 3 toàn quốc, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng cao, thu nhập
ngành chăn nuôi hiện chiếm 41,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trên toàn tỉnh
có 121 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNN trong đó 54 trang
trại chăn nuôi lợn, 32 trang trại chăn nuôi gà, vịt, 41 trang trại chăn nuôi
trâu bò và còn lại là trang trại chăn nuôi tổng hợp. Qua kết quả kiểm tra, giám
sát cho thấy hoạt động chăn nuôi gia súc đang gây ô nhiễm môi trường. Nguồn ô
nhiễm chính là nước thải, mùi và chất thải rắn (phân gia súc).
-
Sản xuất nông nghiệp
Nghệ An có hơn 250 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó có hơn 192 nghìn ha
trồng cây hàng năm (lúa, lạc, vừng, ngô, khoai, sắn,…) và gần 60 nghìn ha đất
trồng cây lâu năm (chè, cà phê, cao su, cam…). Toàn bộ vùng đất này phân bố
trên nhiều vùng sinh thái với các yếu tố thổ nhưỡng. Lợi thế này đã mang lại
cho chúng ta hàng năm thu hoạch được một khối lượng nông sản lớn, phong phú về
chủng loại, không chỉ đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn làm hàng
hóa xuất bán ra các địa phương trong cả nước, tham gia xuất khẩu, mang lại
nguồn thu nhập cao. Bên cạnh những lợi ích kinh tế thì hoạt động sản xuất nông
nghiệp đang từng ngày gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là chất thải rắn sản
xuất và các loại bao bì chứa thuốc BVTV.
2. Thực trạng thu gom và xử lý
chất thải rắn
-
Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn vùng nông thôn
Theo tính toán sơ bộ thì khu vực nông thôn có tổng
khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 894 tấn/ngày và có 431/431
(100%) xã đã được các chính quyền địa phương cấp huyện phê duyệt quy hoạch tổng
thể xây dựng nông thôn mới; Trong đó: Mỗi xã đã lựa chọn để đưa vào quy hoạch
từ 1-3 địa điểm tập kết CTR trước khi vận chuyển đưa về khu xử lý CTR tập trung
của khu vực.
Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một số cơ sở tập trung
trên địa bàn xã như: Chợ, trường học, công sở cơ quan, làng nghề và cơ sở sản
xuất là thực hiện việc thu gom CTR và xử
lý tại các bãi rác của huyện, còn tại các gia đình nông thôn thì hầu hết người
dân chưa có thói quen thu gom CTR tại nhà. Mặt khác do không có nguồn kinh phí
nên hầu hết UBND các xã chưa thành lập được bộ phận làm công tác thu gom từ các
gia đình để vận chuyển CTR đến địa điểm tập kết của xã do đó số lượng CTR được
thu gom chưa đạt yêu cầu đề ra.
Mặc dù đã có địa điểm tập kết tại xã nhưng phần lớn
vẫn thiếu kinh phí, tổ chức và phương tiện để thu gom, vận chuyển đưa CTR về
khu xử lý CTR tập trung. Vì vậy, giải pháp tình thế vẫn là chôn lấp hoặc đốt tự
phát tại bãi tập kết của xã dẫn đến không đảm bảo vệ sinh môi trường. Hầu hết
các chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại mà để lẫn lộn, bao gồm cả các
rác có khả năng phân hủy và khó phân hủy (như túi nilon, thủy tinh, cành cây,
xác động vật chết,…). Tại các khu vực vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng rác
thải sinh hoạt được vứt ra vườn hoặc đổ thải ra những địa điểm công cộng (chợ,
trục đường giao thông, nơi giáp ranh giữa các thôn, xóm) hiện tượng này xảy ra
phổ biến tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Thực trạng thu gom và xử lý rác bao bì
chứa hóa chất BVTV, thuốc thú y
Theo thống kê của ngành chức năng, hàng năm trên địa
bàn toàn tỉnh có khoảng hơn 500 – 600
tấn thuốc BVTV lưu thông và kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Do đó bao bì, chai lọ
đựng thuốc thải ra môi trường ước tính khoảng 70-75 tấn/năm.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng
của lối sản xuất manh mún nhỏ lẻ, thiếu quản lý tập trung cộng thêm ý thức dân
trí của người dân còn thấp việc thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV còn kém.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện nay mới chỉ có
12/21 huyện có triển khai việc lắp đặt một số thùng chứa bao bì, chai lọ thuốc
BVTV trên đồng ruộng số còn lại nên đa phần sau khi pha chế thuốc BVTV xong
người dân vứt bỏ bừa bãi vỏ bao bì chai lọ ngay trên đồng ruộng, gần khu vực
chứa nguồn nước. Do vỏ bao bì chai lọ còn dính thuốc BVTV nên gây hậu quả
nghiêm trọng như ô nhiễm đến nguồn đất, nước, nông sản tại các vùng sản xuất,
gia súc (trâu, bò), gia cầm (gà, vịt, ngan) bị ngộ độc do uống phải nguồn nước
bị nhiễm độc. Đặc biệt hơn ảnh hưởng đến sức khỏe con người do bị sây sát,
thương tích khi tiếp xúc với chai lọ thủy tinh, bao bì có dính thuốc BVTV gây
ngộ độc, nhiễm trùng.
- Thực trạng thu gom và xử lý
chất thải rắn từ hoạt động của làng nghề
Theo kết quả điều tra
cho thấy chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các làng nghề chế biến lương thực,
thực phẩm, thủy hản sản, đồ mộc,…với khối lượng 14 tấn/ngày.
Công tác phân loại, thu
gom và xử lý chất thải rắn tại các làng nghề hiện nay chưa được chú trọng đúng
mức. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng hầu hết các làng nghề chưa thiết lập một
hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn hoàn chỉnh. Tình
trạng chất thải rắn được thu gom chung với rác thải sinh hoạt còn khá phổ biến.
Tương tự như các làng thuần nông, rác thải sinh hoạt tại các làng nghề cũng hầu
hết chưa được phân loại, và phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp hoặc đốt lộ
thiên.
3. Nguyên nhân
Những
vấn đề khó khăn và thách thức chủ yếu trong công tác bảo vệ môi trường khi xây
dựng nông thôn mới như sau:
-
Xây dựng Nông thôn mới không chú trọng xây dựng công tác bảo vệ môi trường:
Chính
quyền địa phương cấp xã chưa thực sự quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường để
đạt được tiêu chí 17 mà chủ yếu tập trung xây dựng Nông mới với nhóm các tiêu
chí có đầu tư xây dựng như giao thông, xây dựng trụ sở, trường học hay nhà văn
hóa trong khi đó tiêu chí môi trường chủ yếu tập trung cho công tác thu gom rác
thải sinh hoạt mà bỏ qua hoặc làm đối phó với các chỉ tiêu khác của tiêu chí.
Ý thức về bảo vệ môi trường của người dân
đã được nâng cao hơn trước tuy nhiên một số vùng nông thôn vẫn còn nhiều người
có ý thức kém, vẫn còn tình trạng vứt rác
bừa bãi tại các sông, kênh, mương, cầu hoặc đốt bừa bãi, một số nơi đã có địa
điểm tập kết rác thải nhưng người dân không đổ đúng nơi quy định.
Một số địa phương gặp khó khăn về vị trí
do quỹ đất hạn hẹp, không lựa chọn được vị trí thích hợp, bị dân phản đối để
quy hoạch khu xử lý, bãi chôn lấp CTR.
Kinh phí đầu tư cho các dự án xử lý chất
thải rắn lớn, tuy nhiên ngân sách còn hạn hẹp, do đó việc xây dựng triển khai
các Dự án xây dựng bãi xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh còn chậm, một số công
trình đã xây dựng chưa đảm bảo yêu cầu hợp vệ sinh môi trường.
Kinh phí phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển
CTR tại một số địa phương (nhất là vùng
nông thôn) vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc thu gom chưa triệt để,
còn xảy ra tình trạng dân tự đổ rác bữa bãi dọc các công trình thủy lợi, bến
sông, chân cầu, dọc đê vùng ven biển, vùng giáp ranh giữa các xã...;
-
Phát triển sản xuất chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường:
Trong
những năm qua, các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, các làng nghề đã phát huy thế
mạnh và tăng trường đều các năm. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân mới chỉ tập
trung vào phát triển kinh tế, chưa quan tâm thích đáng đến công tác BVMT, chưa
đầu tư xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, ô nhiễm
môi trường từ hoạt động nuôi trồng và chế biến nông, lâm, thủy sản đang là một
trong những vấn đề bức xúc trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc các trang
trại chăn nuôi tập trung đầu tư hệ thống xử lý chất thải những không đạt tiêu
chuẩn, các làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải cũng là một trong những
nguồn gây ô nhiễm chính đối với khu vực nông thôn.
Hiện
nay các cá thể phát triển sản xuất tự phát hoặc theo phong trào nhưng thiếu sự
hướng dẫn, kiểm soát từ các cơ quan quản lý vẫn đang diễn ra. Việc này dẫn đến
không kiểm soát được các sản phẩm đầu ra, đồng thời cũng gây nhiều khó khăn trong
công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các hoạt động
này. Ví dụ: qua quá trình điều tra hiện trạng cho thấy nhiều trang trại chăn
nuôi lợn tập trung với số lượng lớn, chưa có các hồ sơ về môi trường trên địa
bàn huyện Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương tuy nhiên chính quyền địa phương
vẫn chưa biết hoặc biết nhưng chưa có các biện pháp để kiểm tra kiểm soát.
Ngoài
ra việc sử dụng phân bón, hóa chất BVTV trong trong trồng trọt, sử dụng thuốc
tăng trọng, thuốc kháng sinh trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
nhưng không tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật, đã đưa vào môi trường một dư
lượng hóa chất bảo vệ thực vật không hề nhỏ. Ngoài ra việc quản lý, xử lý các
loại bao bì chưa hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt, thú ý vẫn chưa đúng
theo quy định, vấn còn tình trạng xả các loại rác thải này chung với rác thải
sinh hoạt.
-
Khó khăn trong kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề:
Ô
nhiễm môi trường làng nghề vẫn tiếp tục là vấn đề nổi cộm của tỉnh Nghệ An từ
nhiều năm qua và có nhiều phản ánh của người dân và báo chí như Làng nghề chế
biến thủy hải sản xã Diễn Ngọc, xã Diễn Bích huyện Diễn Châu, Làng nghề
bánh bún Hậu Hòa và Trung Thành, xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc,…không tuân
thủ các quy định BVMT về xử lý chất thải, chưa có giải pháp xử lý triệt để.
Thêm vào đó trách nhiệm của các cấp ngành, chính quyền địa phương trong công
tác quản lý môi trường vẫn chưa cao, kinh phí và nguồn lực phục vụ cho hoạt
động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu nên khu vực này vẫn còn gây ô
nhiễm môi trường.
-
Công tác quản lý môi trường nông thôn còn đan xen, thiếu đơn vị đầu mối quản
lý, nhiều mảng còn bỏ ngỏ. Công tác quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn
hiện nay tại các huyện cũng đang tình trạng không thống nhất trách nhiệm quản
lý. Trước thời điểm Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì chất thải rắn sinh hoạt
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chất thải rắn làng nghề công tác quản lý còn
bỏ ngỏ, sự phân công, phân nhiệm của các Bộ/ngành trong quản lý chất thải rắn
còn chưa rõ ràng nên chưa thấy được vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý
và chồng chéo khi triển khai thực hiện.
- Tỷ
lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường nông
thôn còn thấp.
Chiến
lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã đặt ra mục
tiêu: Đến năm 2020, tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn
quốc gia, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch
vệ sinh môi trường làng, xã”. Tuy nhiên, với kết quả đạt được tính đến thời
điểm hiện nay, để đạt được mục tiêu đề ra là cả một thách thức lớn. Tính đến
hết nay tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch chỉ đạt 42 %, 43% hộ dân nông thôn có chuồng trại gia súc hợp vệ
sinh, 49% hộ dân nông thôn sử dụng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh.
4. Trách nhiệm
-
UBND cấp tỉnh:
+
Kiện toàn bộ tổ chức bộ máy quản lý môi trường theo hướng tập trung và toàn
diện.
+
Tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn.
+
Tăng cường nguồn đầu tư, tài chính tư ngân sách nhà nước và huy động đầu tư từ
các nguồn khác cho hoạt động BVMT nông thôn. Trong đó, ưu tiên nguồn lực để
giải quyết từng vấn đề bức xúc hiện nay như việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
chất thải tại làng nghề chế biến thủy hải sản Diễn Ngọc, Diễn Châu.
- Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành có liên quan rà soát
để đề nghị điều chỉnh các bộ tiêu chí, đặc biệt là nhóm tiêu chí về môi trường
trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều
kiện nông thôn hiện nay.
+
Tiếp tục đẩy mạng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015.
- Sở
Tài nguyên và Môi trường:
+
Tăng cường kiểm tra, giám sát các vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn.
+
Tăng cường triển khai các hoạt động quản lý và kiểm soát chất thải từ khu vực
nông thôn, bao gồm việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải là bao bì
phân bón, hóa chất BVTV, các hóa chất tồn lưu trong đất, kiểm soát chất thải từ
các làng nghề,…
-
UBND cấp huyện:
+
Kiện toàn bộ máy thực thi công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã.
+
Triển khai các chính sách, quy định pháp luật BVMT nông thôn một cách hiệu quả,
đặc biệt tập trung khuyến khích, xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước
nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và BVMT nông thôn.
+
Xây dựng các mô hình điểm về quản lý và BVMT nông thôn để phát huy và nhân rộng
trong cộng đồng làng xã.
5. Đề xuất giải pháp
5.1.
Giải pháp chung
-
Hoàn thiện chính sách pháp luật về BVMT nông thôn: rà soát, điều chỉnh bộ tiêu
chí xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nhóm tiêu chí về môi trường để phù hợp
với tình hình thực tế và có tính khả thi. Xây dựng quy chế, hương ước, nhằm huy
động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nông thôn, thực hiện
chính sách khuyến khích và các biện pháp phù hợp trong quản lý chất thải nông
thôn, cơ chế hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn. Một
trong những giải pháp quan trọng là xây dựng quy chế huy động sự tham gia của
các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư.
-
Kiện toàn bộ máy thực thi công tác BVMT các cấp từ huyện đến xã: sắp xếp, bố
trí lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT, đảm bảo đủ
năng lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về BVMT tại các địa phương một
cách hiệu quả, đề xuất cơ chế phối hợp giưa các loại hình dịch vụ, kết hợp giữa
các cấp trong trong quản lý chất thải nông thôn.
-
Huy động nguồn tài chính, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác
cho hoạt động BVMT nông thôn nói chung và cho việc thực hiện các Chương trình
mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường,… cần ưu tiên nguồn lực để
giải quyết từng vấn đề bức xúc hiện nay như xử lý chất thải rắn và nước thải.
-
Tăng cường khâu kiểm tra, giám sát và đặc biệt là kiểm tra trách nhiệm của cấp
chính quyền địa phương trong thực thi công tác BVMT.
-
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, giáo dục cộng
đồng bằng các phương tiện truyền thông đa dạng, phong phú, truyền thông về
quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý chất thải.
Xây
dựng mô hình điểm về cộng đồng tham gia công tác BVMT là một trong những giải
pháp quan trọng trong quản lý môi trường nông thôn. Đồng thời nâng cao năng
lực, chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ môi trường, năng lực, chất
lượng hoạt động và vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể tại địa phương
trong công tác BVMT nông thôn.
-
Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật:
Lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh
tế, trình độ quản lý và tập quán của từng vùng để phổ biến áp dụng, ưu tiên các
biện pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh, tăng cường tận thu tái chế,
tái sự dụng chất thải trong nông nghiệp.
5.2.
Giải pháp ưu tiên
- Để
giải quyết tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn: UBND tỉnh đã đồng ý
cho phép Công ty cổ phần đầu tư công nghệ T-Tech Việt Nam đầu tư lò đốt thí
điểm tại 05 địa phương: Tương Dương, Diễn Châu, Con Cuông, Nghĩa Đàn và thị xã
Thái Hòa nếu có hiệu quả và đảm bảo tốt về môi trường thì nhân rộng ở các địa
phương khác.
- Về
việc quản lý bao bì thải và phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong môi
trường: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sự dụng hóa
chất BVTV, yêu cầu quản lý và giám sát các kho BVTV, phân bón và một số trường
hợp tương tự khác, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các hóa loại hóa
chất BVTV. Tuân thủ quy định về thu gom và xử lý bao bì hóa chất BVTV thải bỏ
trong hoạt động trồng trọt. Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các
quy định về sử dụng và thải bỏ các loại chất thải từ hoạt động trồng trọt.
-
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề:
+
Công bố danh sách làng nghề được khuyến khích phát triển, các cơ sở sản xuất
thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; Xây dựng kế hoạch phát triển
làng nghề, kế hoạch chuyển đổi ngành nghề hoặc di dời ra khỏi khu dân cư đối
với cơ sở sản xuất không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô
nhiễm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, bổ sung các quy định và giám sát chặt chẽ
việc thực hiện các yêu cầu hoàn thiện các hệ thống xử lý chất thải trước khi
làng nghề đi vào hoạt động; Kiểm soát và quản lý việc thực hình thành các làng
nghề tự phát. Xây dựng lộ trình để từng bược cải thiện vấn đề môi trường tại
các làng nghề.
+ Ưu
tiên triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với các
làng nghề đặc biệt các làng nghề chế biến thủy hải sản. Đẩy mạnh tuyên truyền
giáo dục ý thức BVMT cho người dân trước, trong và sau khi sản xuất, vận động
khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các hộ dân, doanh nghiệp ở trong
các làng nghề đầu tư công nghệ, thiết bị mới không ảnh hưởng đến môi trường.
-
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn: Tiếp tục dành ưu tiên nguồn lực cho Chương trình gồm
vốn ngân sách hàng năm, vốn tín dụng ưu đãi và vận động các nguồn vốn ODA để
triển khai các nội dung, kế hoạch theo đúng lộ trình đặt ra. Đẩy mạnh chỉ đạo,
triển khai, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tiêu chí số 17 của bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
-
Kiểm soát và xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi:
+ Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế,
xã hội, các địa phương cần triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn
nuôi công nghiệp, tập trung, trang trại đến tận huyện, xã.
+ Đưa ra một định hướng quy hoạch phát triển chăn
nuôi hợp lý. Tập trung mũi nhọn vào các loại vật nuôi từ đại gia súc.
+ Quy hoạch rõ quỹ đất cho từng loại gia súc nuôi
ở địa bàn nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết cũng như đặc
điểm sinh lý của từng vật nuôi mà không tác động xấu đến môi trường.
+ Xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc tập trung, chú trọng đến công tác
BVMT chính sách hỗ trợ các cơ sở nằm trong khu dân cư di dời ra khu chăn nuôi
tập trung; chính sách hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng trong đó có hỗ trợ về hệ
thống xử lý chất thải.
Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường
|